Mây chiều - truyện ngắn dự thi của Tô Văn Luân (Bình Dương)
Sáng 7.3, Đồn biên phòng Lý Sơn (Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, 2 tàu cá của ngư dân Hà Tĩnh mắc cạn ở vùng biển Lý Sơn (Quảng Ngãi), một thuyền trưởng mất tích.Đơn vị đã gửi thông báo đến các đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh và các trạm kiểm soát biên phòng để thông tin cho các chủ tàu, thuyền trưởng khi khai thác hải sản trên biển, nếu phát hiện nạn nhân mất tích thì kịp thời thông báo.Theo đó, khoảng 2 giờ 30 ngày 7.3, ông Mai Xuân Quỳnh (45 tuổi, ở TX.Kỳ Anh, Hà Tĩnh) chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá HT 90409 TS đến Trạm kiểm soát biên phòng An Vĩnh, thuộc Đồn biên phòng Lý Sơn, trình báo tàu cá của mình bị mắc cạn, có ngư dân mất tích.Tàu cá HT 90409 TS công suất 495 CV, dài hơn 15 m, xuất bến lúc 13 giờ ngày 6.3 tại Trạm kiểm soát biên phòng Tịnh Kỳ, thuộc Đồn biên phòng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) đi hành nghề câu, trên tàu có 4 lao động.Trong quá trình di chuyển tránh trú gió, đến khoảng 17 giờ 30 ngày 6.3, tàu bị mắc cạn, cách bờ đảo Lý Sơn khoảng 200 m.Ngay sau đó, thuyền trưởng liên hệ với tàu cá HT 90019 TS do ông Mai Xuân Miền (48 tuổi, ở TX.Kỳ Anh, Hà Tĩnh) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng, đến lai dắt cứu hộ.Tàu cá HT 90019 TS xuất bến lúc 9 giờ ngày 22.2 tại Trạm kiểm soát biên phòng An Hải, Đồn biên phòng Lý Sơn, đi hành nghề lồng bẫy, trên tàu có 4 lao động.Đến 20 giờ 30 cùng ngày, do sóng lớn nên cả 2 tàu cá bị mắc cạn tại khu vực trên. Sau đó tất cả ngư dân trên 2 tàu (gồm 8 người) rời khỏi tàu, bơi vào bờ.Đến khoảng 2 giờ ngày 7.3, 7 ngư dân bơi được vào bờ an toàn, riêng ông Mai Xuân Miền mất tích.Ngay khi nhận thông tin và tiếp nhận ngư dân, Đồn biên phòng Lý Sơn thăm khám sức khỏe, cử lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tìm kiếm ngư dân mất tích. Do ảnh hưởng thời tiết xấu nên vùng biển Lý Sơn sóng khá lớn, việc tìm kiếm nạn nhân mất tích gặp nhiều khó khăn.Bình Định lần đầu tổ chức biểu diễn thiết bị bay không người lái
Lực lượng tuần duyên Malaysia hôm nay 3.1 thông báo họ đã tăng gấp đôi số lần tuần tra trên vùng biển nước này để xác định vị trí những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ, theo Reuters.Trước đó, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 196 người di cư Myanmar không có giấy tờ vào sáng sớm nay 3.1, sau khi thuyền của họ cập vào một bãi biển trên đảo nghỉ dưỡng Langkawi thuộc bang Kedah của Malaysia, theo Reuters."Dựa trên thông tin mà lực lượng tuần duyên nhận được, có thêm hai chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ trên biển nhưng vẫn chưa rõ vị trí chính xác của họ", Lực lượng tuần duyên Malaysia cho hay trong một thông báo.Lãnh đạo Lực lượng tuần duyên Malaysia Mohd Rosli Abdullah cho biết thêm giới chức đang tuần tra vùng biển phía bắc ngoài khơi Langkawi và các khu vực biên giới, và đã sắp xếp việc tiến hành giám sát trên không để xác định vị trí của những chiếc thuyền nói trên.Lực lượng tuần duyên Malaysia cũng đang liên lạc với giới chức Thái Lan để xác định hướng di chuyển của những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar, theo ông Mohd Rosli.Trước đó cùng ngày, báo The Star của Malaysia loan tin khoảng 200 người tị nạn Rohingya từ Myanmar đã cập bờ tại Langkawi. Người Rohingya là cộng đồng thiểu số chủ yếu theo Hồi giáo ở Myanmar.Lực lượng tuần duyên Malaysia không nêu rõ liệu những người di cư bị bắt giữ nói trên có phải là người Rohingya hay không.Khoảng 1 triệu người Rohingya đã bỏ chạy, chủ yếu là sang nước láng giềng Bangladesh, để tránh cuộc tấn công quân sự của Myanmar được phát động vào tháng 8.2017, một chiến dịch mà các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc mô tả là một ví dụ điển hình về thanh trừng sắc tộc, theo Reuters. Chính quyền quân sự Myanmar đã bác bỏ các cáo buộc.Malaysia lâu nay là điểm đến ưa thích của người Rohingya chạy trốn khỏi Myanmar hoặc các trại tị nạn ở Bangladesh.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Malaysia đã từ chối tiếp nhận những chiếc thuyền chở người tị nạn Rohingya và tập hợp hàng ngàn người trong các trung tâm giam giữ đông đúc như một phần của chiến dịch phản đối những người di cư không có giấy tờ.Từ năm 2010-2024, giới chức Malaysia đã bắt giữ 2.089 người di cư Myanmar không có giấy tờ cố nhập cảnh vào nước này bằng đường biển, theo Lực lượng tuần duyên Malaysia.
Nhẫn thông minh Apple 'hiểu' trò chơi oẳn tù tì
Honda Vario 150 nhập khẩu từ Indonesia, trang bị động cơ SOHC 4 kỳ, làm mát bằng dung dịch tích hợp công nghệ eSP và hệ thống phun xăng FI. Động cơ này sản sinh công suất 13 mã lực tại 8.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 13,4 Nm tại 5.500 vòng/phút.
Tỉ mẩn tạo hình con voi bên căn nhà dài truyền thống, nghệ nhân H'Huyên BHôk (49 tuổi) dừng tay mời chúng tôi vào nhà để tìm hiểu về nghề gốm cổ Yang Tao. Dưới chân nhà dài, những tạo hình như: con voi, con lợn, lọ hoa… đang được bà phơi dưới ánh nắng của ngày đông. "Trong làng tôi chỉ còn vài nghệ nhân làm gốm Yang Tao, họ cũng đã già hết rồi, nếu tính nghệ nhân làm được gốm Yang Tao thì tôi là người trẻ nhất", bà H'Huyên BHôk nói.Bà H'Huyên BHôk cho hay, qua lời kể của bà cố, ngày xưa trong buôn người dân sinh sống không có các vật dụng sinh hoạt như chén, bát…, chỉ dùng lá chuối để đựng cơm. Từ đó, người xưa đã suy nghĩ và sáng tạo, tìm kiếm nguồn đất để nặn ra cái chén đầu tiên, đem đi nung thành công, rồi tiếp tục làm các vật dụng lớn hơn như sành đựng nước, chóe đựng gạo. Thời điểm đó, người dân trong buôn học hỏi lẫn nhau và tự tạo ra các vật dụng riêng để sử dụng trong gia đình."Để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính với bề trên, người sáng kiến đã đặt ra rất nhiều quy tắc khi làm gốm Yang Tao, người vi phạm quy tắc sẽ bị bề trên khiển trách", bà H'Huyên BHôk kể và tiếp lời: "Ngày trước, chỉ có phụ nữ làm gốm, đàn ông trong buôn không được làm vì chế độ mẫu hệ. Độ tuổi mà con gái được làm gốm phải từ 17,18 tuổi, chưa có chồng. Trước khi đi lấy đất, con gái không được tiếp xúc với con trai, không trùng ngày 'đèn đỏ', nếu vi phạm sẽ bị run tay chân, không tìm thấy đường về nhà".Nghệ nhân H'Lưm Uông (63 tuổi), nhà ở bên cạnh và là người chỉ dạy cho bà H'Huyên BHôk làm gốm, vừa nằm viện về, tay chân vẫn còn yếu do bị tai biến (hồi tháng 6.2024), nhưng nỗi nhớ nghề vẫn hằn sâu trong đôi mắt của bà. "Bị thế này, mẹ (tôi) cũng nhớ nghề lắm, tay chân cứ khó chịu. Hằng ngày, chỉ có thể ngồi trong nhà dài nhìn H'Huyên BHôk làm gốm, mong mau khỏi bệnh để lại tiếp tục làm gốm như ngày xưa. Từ những năm 1990, chén bát hiện đại từ nơi khác về nên buôn này chỉ còn vài người làm gốm…", bà H'Lưm Uông chia sẻ.Giọng trầm buồn, nghệ nhân H'Huyên BHôk và H'Lưm Uông kể lại khoảng hơn chục năm trước, trong một lần đi bán gốm Yang Tao ở H.Cư Mgar (Đắk Lắk), chiếc xe chở mọi người không may bị lật ở giữa đèo, bà H'Huyên BHôk bị chấn thương ở vùng đầu, rất may không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng cũng từ đây, người dân trong buôn không còn đi bán gốm ở xa nữa (vì sợ gặp tai nạn) mà chỉ làm các vật dụng phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Rồi theo xu hướng phát triển, gốm thủ công không cạnh tranh được với gốm công nghiệp, nên người làm gốm trong buôn ít dần, chỉ còn 5 – 6 người giữ nghề đến ngày nay.Năm 2008, bà Lương Thanh Sơn (nguyên Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk) đã đến buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk) để động viên, hỗ trợ cho bà con giữ lấy nghề gốm cổ lâu đời trong vùng. Các nghệ nhân và người làm gốm cổ ở Yang Tao luôn ghi nhớ rằng, nếu không có TS Lương Thanh Sơn thì nghề gốm đã mất đi.Bà Sơn cho hay những năm trước 2008, bà đã nghiên cứu và đề xuất các dự án phục hồi các làng nghề truyền thống của người Ê Đê, người M'nông tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, bà xin được nguồn vốn cho dự án phục dựng nghề làm gốm của người M'nông tại buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk). Thời điểm này, tại buôn có mở một lớp dạy nghề làm gốm cổ khoảng 15 – 20 người, trong đó có 3 nghệ nhân được mệnh danh là "bàn tay vàng" của địa phương."Qua thời gian làm văn hóa, gắn bó với người dân tại các buôn làng, điều mà tôi đau đáu đến bây giờ là làm sao tạo được nguồn thu, đầu ra cho các sản phẩm gốm Yang Tao của bà con. H.Lắk là vùng du lịch nổi tiếng của tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là khu du lịch hồ Lắk, đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm gốm cổ Yang Tao gửi đến tay du khách thập phương", bà Sơn nói.Bà Sơn cho biết thêm, theo thông tin từ một người nghiên cứu (Bỉ) do bà hướng dẫn, sản phẩm gốm cổ Yang Tao đã hiện diện tại Bảo tàng Anh. Trong lần trở lại Dơng Bắk cách đây không lâu, các nghệ nhân (nay già yếu nhưng bàn tay của họ chưa bao giờ biết mỏi) cũng khoe với bà, gốm Yang Tao đã được du khách từ các công ty du lịch lữ hành đến tham quan và tìm mua. Từ đó, cũng tạo nguồn thu nhập đáng kể cho bà con duy trì với nghề.Trao đổi với Thanh Niên, Sở VH-TT-DL Đắk Lắk cho biết, Bộ VH-TT-DL vừa có Quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm gốm của người M'nông ở xã Yang Tao (H.Lắk, Đắk Lắk). Đây sẽ là cơ sở quan trọng để gốm cổ Yang Tao được hồi sinh.
Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Sẽ chọn phương án nào?
So với năm 2023, thị trường ô tô Việt Nam năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng, qua đó cho thấy tín hiệu phục hồi. Theo báo cáo từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng doanh số bán ô tô của các thành viên VAMA đạt 340.142 xe, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính cả doanh số từ TC Motor (với 67.168 xe) và VinFast (với hơn 87.000 xe), tổng lượng ô tô bán ra trên toàn thị trường chạm mốc gần 500.000 xe. Điều này đồng nghĩa với việc, trong năm 2024 cứ trung bình mỗi giờ, người Việt mua 57 ô tô mới. Vì kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi cùng với sự thận trọng trong chi tiêu, người Việt có xu hướng bỏ ra từ 400 - 800 triệu đồng để mua ô tô và phần lớn lựa chọn các mẫu xe SUV đô thị, Crossover, MPV và bán tải.Cũng trong năm 2024, người Việt Nam tỏ ra thích nghi và không còn e ngại với xe "xanh". Theo số liệu được VAMA công bố, gần 10.000 xe Hybrid và Plug-in Hybrid được bán ra; lượng ô tô điện có doanh số đạt gần 90.000 xe, chủ yếu đến từ VinFast. Điều này cho thấy khách hàng dần đề cao tính bền vững, cả về kinh tế lẫn môi trường.